Thuật ngữ PR (Public Relations – quan hệ công chúng) trên báo chí vì đang quá phổ biến và nhu cầu viết bài quảng cáo quá phát triển nên người viết bài PR báo chí thường hay bị nhầm lẫn với người viết content, SEO. Sản phẩm cuối cùng của các công việc trên đều là các bài viết, nhưng nếu quan sát và tìm hiểu kỹ lưỡng thì việc viết bài PR báo chí thực sự là một lĩnh vực được đánh giá khó hơn và rất khác biệt.
Trong khuôn khổ của bài viết này, với vai trò là những người có kinh nghiệm nhiều năm làm việc viết bài PR báo chí, tiếp xúc cũng như xử lý hàng nghìn bài báo PR cho các cá nhân, thương hiệu, công ty,… chúng tôi xin chia sẻ một số bí quyết cũng như khó khăn của nghề.
dịch vụ viết bài pr báo chí
Pr báo chí là gì?
PR (Public Relations) báo chí là một hoạt động trong lĩnh vực quan hệ công chúng, nhằm xây dựng và quản lý hình ảnh, thông tin và mối quan hệ của một tổ chức, thương hiệu, hay cá nhân với các phương tiện truyền thông báo chí. Mục tiêu của PR báo chí là tạo ra sự tương tác tích cực giữa tổ chức và công chúng thông qua việc xuất bản thông tin, gửi thông cáo báo chí, tổ chức sự kiện, và xây dựng mối quan hệ với các nhà báo, biên tập viên và các thành viên trong ngành truyền thông.
PR báo chí giúp xây dựng hình ảnh tích cực và đáng tin cậy cho tổ chức hoặc thương hiệu thông qua việc phát triển các tin tức, bài viết, hoặc thông điệp truyền thông có mục đích quảng bá. Công việc này có thể bao gồm viết bài PR, tạo ra thông cáo báo chí, tổ chức cuộc phỏng vấn, gửi thông tin cho các phương tiện truyền thông, và quản lý các hoạt động liên quan đến quảng bá trên các phương tiện truyền thông.
Mục tiêu chính của PR báo chí là xây dựng và duy trì một hình ảnh tích cực và đáng tin cậy trong lòng công chúng. Qua việc sử dụng phương tiện truyền thông báo chí, PR báo chí giúp tổ chức hoặc thương hiệu tạo ra sự quan tâm, tạo dựng lòng tin, và thiết lập mối quan hệ tốt với công chúng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và thành công của tổ chức hoặc thương hiệu đó.
Cái khó khi viết bài PR báo chí
Viết bài PR báo chí có những thách thức riêng, nếu có sự tập trung và cải thiện liên tục, bạn có thể vượt qua những khó khăn này và xây dựng một chiến dịch PR thành công cho tổ chức, thương hiệu hay sản phẩm của mình.
Luôn phải nhớ đọc giả là số 1
Tâm lí chung là không ai muốn đọc những bài quảng cáo cứ nói tràn lan về cá nhân, sản phẩm hay dịch vụ nào đó vì họ sẽ không thấy hữu ích và nhàm chán. Vì vậy trong viết bài PR báo chí, thông tin về cá nhân hay nhãn hàng luôn phải nhường chỗ cho sự ưu tiên là độc giả. Một bài báo điện tử chỉ có thời gian vàng cực ngắn để giữ chân được độc giả, nên nếu ngay khi nhìn bài báo mà họ đã thấy có một sự quảng cáo lộ liễu thì nhất định họ sẽ bỏ qua. Cũng vì vậy, vấn đề khó cho người viết bài PR báo chí là phải cân bằng giữa yêu cầu quảng cáo của khách hàng và hiệu quả bài viết với người đọc để mục tiêu cuối cùng vẫn là khách hàng đạt được mục tiêu.
Không thể nuông chiều khách hàng
Vẫn biết khách hàng là thượng đế, nhưng đối với người viết bài PR báo chí thì họ không thể làm theo điều này. PR báo chí luôn có giới hạn của nó và nếu khách hàng đi chệch hướng nhiều so với tôn chỉ làm việc thì chúng tôi không thể nuông chiều. Về cốt lõi, không nuông chiều cũng là muốn tốt cho khách hàng nhưng đôi khi khách hàng không hiểu được điều này. Nhưng hãy nhớ, chúng tôi luôn luôn thảo luận và đưa ra kết luận chung, tốt nhất khi đồng hành với từng bước đi của khách hàng.
Phần lớn, do nhu cầu xã hội, người viết bài PR báo chí hiện nay đều xuất phát từ người làm Content chung chung, còn thiếu kinh nghiệm làm việc với các cơ quan báo chí. Vậy nên, khi họ nhận viết bài PR, họ có thể làm việc rất tốt với khách hàng vì nuông chiều. Nhưng không có nghĩa là khi làm việc với báo chí, họ cũng làm tốt như vậy.
Không có lựa chọn thỏa hiệp khi viết bài PR báo chí
Nguyên tắc “Không lựa chọn thoả hiệp” thường bắt gặp ở phần nội dung của bài viết. Nó bao gồm cả nội dung mặt chữ, hình ảnh hay video… Do tất cả các bài viết PR muốn đăng báo đều phải trải qua quá trình kiểm duyệt của đội ngũ biên tập viên tờ báo. Ít nhiều thì các bài PR cũng sẽ phải có sự điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu của tờ báo. Khi đó, có thể xuất hiện mâu thuẫn giữa ý đồ của khách hàng trong bài viết và yêu cầu của trang báo. Và đứng ra giải quyết mâu thuẫn ko ai khác, chính là người viết bài. Họ không thể thỏa hiệp với bất cứ bên nào mà phải giải quyết theo hướng cân bằng.
Đơn vị nhận viết bài PR có kinh nghiệm, chuyên nghiệp thì họ sẽ biết nguyên tắc, thông tin cụ thể của từng trang báo, từng chuyên mục, họ biết trang báo đó không cho PR kiểu này, chuyên mục này chấp nhận PR kiểu kia… Từ đó, họ có thể ngay từ đầu định hướng cho khách hàng nên sẽ hạn chế được việc phải chỉnh sửa lại bài nhiều lần.
Cách viết bài PR báo chí hấp dẫn người đọc
Dù công việc viết bài PR báo chí có khó thì cũng đã có những chuyên gia lo. Vì họ có kinh nghiệm và cũng có cả những công thức, bí quyết riêng. Một số bí quyết đó sẽ được chia sẻ ngay sau đây:
Áp dụng công thức 3S
công thức 3s trong viết bài pr báo chí
Star (ngôi sao): Chọn nhân vật chính đưa vào trong bài PR là một ngôi sao thì chắc chắn bạn đã có được một lượng lớn độc giả muốn theo dõi. Họ dễ dàng chấp nhận những gì mà ngôi sao của họ thể hiện trong quảng cáo. Lựa chọn một Star phù hợp với sản phẩm sẽ là một trong những yếu tố tạo tiền đề thành công trong việc đưa quảng cáo trở nên hấp dẫn.
Story (câu chuyện): Xu hướng kích thích đọc báo xuất phát từ tâm lí thích đọc, thích nghe câu chuyện của đại đa số độc giả. Vậy, bằng cách nào đó phải làm cho bài viết như một lời kể chuyện đang câu chuyện về nhân vật chính. Một câu chuyện ý nghĩa chứa đựng có nội dung quảng cáo hấp dẫn chắc chắn sẽ thu hút công chúng đón nhận bài quảng cáo tích cực hơn.
Solution (Giải pháp):
Muốn tạo điểm nhấn cho độc giả thì khi câu chuyện đã lên điểm cao trào cũng là lúc cần phải tiết lộ giải pháp để đạt được mục đích. Có một chút sự khác biệt với câu chuyện bán hàng vì bán hàng thì giải pháp chính là hướng đối tượng đích mua sản phẩm cho doanh nghiệp.
Áp dụng công thức AIDA
công thức AIDA trong viết bài pr báo chí
Công thức AIDA đã tổng hợp được tất cả những gì mà người viết cần viết để gây được hiệu ứng tò mò cực kì cao thuyết phục người đọc cho mọi thời đại.
Công thức bao gồm 4 yếu tố:
Attention (Gây sự chú ý): Đây thường là mục tiêu của phần mở đầu bài PR quảng cáo. Phần này cực kì quan trọng, chính vì thế người viết phải chú ý thận trọng và tâm huyết khi đặt bút cho những dòng đầu tiên. Phải kết hợp cả việc chú ý đối tượng của bài viết để cách viết phù hợp với đối tượng tạo điều kiện làm nên sự tuyệt vời của thương hiệu.
Interest (Đánh động sự quan tâm của người đọc): Sau khi đã gây được chú ý, hãy đi thẳng vào mối quan tâm mà người đọc muốn. Càng đánh trúng tâm lý của người đọc tiệm cận được gần mục đích của sản phẩm bao nhiêu thì hiệu quả sau quảng cáo càng lớn bấy nhiêu.
Desire (Khơi gợi mong muốn của khách hàng): Đánh tan những lo lắng của khách hàng càng nhanh càng tốt. Hãy đặt tâm trạng của chính mình khi viết bài PR báo chí hòa vào tâm trạng của những người dùng sản phẩm. Chỉ khi đặt mình vào đó, khách hàng đọc bài mới thấy được sự chân thành cả sản phẩm và người viết.
Action (Kêu gọi hành động): Cuối cùng trong công thức, từ giải pháp hãy dẫn khách hàng sang lời kêu gọi. Lời kêu gọi không nên quá phô trương, hãy tạo ra những thông điệp thật gần gũi nhưng mang trong nó năng lượng sóng lan truyền để người đọc dễ gợi nhớ tới cá nhân, thương hiệu, sản phẩm và sau đó họ dễ quyết định mua sản phẩm.
Cách viết bài editorial
Bài Editorial là một dạng bài viết truyền thông được viết bởi các nhà báo, không bị chi phối bởi doanh nghiệp hay công ty, nên được đánh giá là khách quan và đáng tin cậy đối với độc giả.
Các bài viết dạng Editorial thường có nội dung hấp dẫn, chứa câu chuyện cụ thể và mang lại yếu tố bất ngờ để thu hút sự quan tâm của độc giả. Chúng có tông giọng phù hợp với tổng thể của tờ báo và mang đến nhiều giá trị cho người đọc. Đặc biệt, những bài viết này được viết một cách khéo léo, để độc giả không nhận thấy rằng đó là một bài viết quảng cáo.
Dưới đây là 5 bước cơ bản để tạo ra một bài viết Editorial chất lượng:
– Tìm câu chuyện hấp dẫn: Đầu tiên, tìm một câu chuyện thực tế và hấp dẫn, có thể kể về sự thành công, thách thức hoặc trải nghiệm độc đáo. Câu chuyện nên gợi lên sự tò mò và tạo ra sự tương tác với độc giả.
– Xác định câu chuyện phù hợp với đặc điểm của tờ báo: Điều quan trọng là chọn câu chuyện phù hợp với đặc điểm và chuyên mục của tờ báo mà bạn muốn đăng. Điều này sẽ giúp bài viết hòa hợp và phù hợp với độc giả của tờ báo đó.
– Xác định câu chuyện có nội dung hữu ích cho người đọc: Bài viết cần đáp ứng nhu cầu và quan tâm của độc giả. Hãy tập trung vào việc cung cấp thông tin hữu ích, giải pháp hoặc lời khuyên mà độc giả có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
– Tìm các phương thức thể hiện câu chuyện khác nhau: Sử dụng các phương pháp viết khác nhau để thể hiện câu chuyện một cách sáng tạo và lôi cuốn. Có thể sử dụng các câu chuyện con, ví dụ hoặc trích dẫn để làm cho bài viết thêm phong phú và thú vị.
– Tạo ra các “góc cạnh” khác nhau cho mỗi chủ đề: Khám phá và đa dạng hóa góc nhìn cho từng chủ đề, để tạo sự đa chiều và khám phá sâu hơn về vấn đề mà câu chuyện đang nói đến. Điều này sẽ làm cho bài viết trở nên độc đáo và hấp dẫn hơn.
Tổ chức và thực hiện các bước này sẽ giúp bạn tạo ra một bài viết Editorial chất lượng, thu hút sự quan tâm của độc giả và mang lại giá trị thực cho họ.
Bí quyết để viết bài PR báo chí dễ được đăng
Trong thế giới phương tiện truyền thông ngày nay, viết bài PR báo chí không chỉ đơn thuần là việc sáng tạo nội dung thuyết phục mà còn đòi hỏi sự tinh tế và chiến lược. Một trong những thách thức lớn đối với các nhà PR là làm thế nào để bài viết của mình dễ dàng được đăng trên các phương tiện truyền thông quan trọng. Để giúp bạn đạt được mục tiêu này, dưới đây là một số bí quyết quan trọng mà bạn nên áp dụng khi viết bài PR báo chí.
Kĩ thuật đặt tiêu đề
Đặt tiêu đề cần mới lạ, cuốn hút nhưng phải đúng chuẩn báo ví dụ: số chữ giới hạn, cách dùng từ ngữ… Độ dài tiêu đề khi viết bài PR báo chí thường vào khoảng từ 5 – 12 chữ để đây là một câu ngắn và gây ấn tượng mạnh. Thực tế là tiêu đề càng ngắn, cang nhiều từ tượng hình, tượng thanh thì càng thu hút.
Viết chuẩn theo khuôn mẫu trang báo
Mỗi trang báo, tờ báo sẽ có một hệ tiêu chuẩn, khuôn mẫu nhất định áp dụng cho các bài viết pr trên báo của mình như: câu từ, độ dài, loại hình, ý tưởng,….Nếu muốn bài viết pr được đăng trên báo cụ thể nào, hãy nghiên cứu thật kỹ những tiêu chuẩn của tờ báo đó và áp dụng trong bài viết để qua được cửa ải kiểm duyệt và nhanh chóng đăng bài.
Tuyệt đối “không quảng cáo” trong bài viết
Đây là kĩ thuật viết bài quảng cáo như không quảng cáo, nhưng hiệu quả lại rất quảng cáo. Các cơ quan báo chí và người đọc luôn bị dị ứng với quảng cáo. Vì vậy, khi viết bài pr báo chí, hãy nhớ loại bỏ những câu từ quảng cáo lộ liễu. Hãy khéo lép đan cài và viết pr một cách nhẹ nhàng, sâu sắc. Hãy dùng sự chân thành để đi vào tâm trí người đọc.
Bài viết là toàn bộ những khó khăn được chia sẻ và bí quyết được thổ lộ khi viết bài PR báo chí. Kính chúc sự chân thành của chúng tôi sẽ có ích cho quý vị.
Các dạng bài pr phổ biến
Dươí đây là 5 dạng bài pr phổ biến:
1 Bài viết PR về sự kiện và sản phẩm: Loại bài viết này tập trung vào việc quảng bá sự kiện đặc biệt hoặc giới thiệu sản phẩm mới. Bài PR về sự kiện có thể chia sẻ thông tin về mục tiêu, nội dung và lợi ích của sự kiện, trong khi bài PR về sản phẩm tập trung vào đặc điểm, tính năng và giá trị của sản phẩm.
2 Bài PR giới thiệu doanh nghiệp và cá nhân: Loại bài viết này nhằm xây dựng hình ảnh và giới thiệu về doanh nghiệp, công ty hoặc cá nhân. Bài PR giới thiệu doanh nghiệp có thể tập trung vào lịch sử, giá trị cốt lõi và thành tựu của doanh nghiệp, trong khi bài PR giới thiệu cá nhân thường chia sẻ về thành tựu, kỹ năng và chuyên môn của cá nhân đó.
3 Các bài PR tin tức: Loại bài viết này tập trung vào việc thông báo tin tức, sự kiện hoặc thông tin quan trọng liên quan đến doanh nghiệp, thương hiệu hoặc cá nhân. Bài PR tin tức phải mang tính khách quan, truyền đạt thông tin một cách súc tích, đầy đủ và chính xác, thu hút sự chú ý từ độc giả và phương tiện truyền thông.
4 Bài PR phỏng vấn với chuyên gia, người nổi tiếng: Loại bài viết này tạo cơ hội cho doanh nghiệp hoặc thương hiệu được phỏng vấn với các chuyên gia hoặc người nổi tiếng trong ngành. Bài PR phỏng vấn giúp xây dựng sự tín nhiệm và uy tín, cung cấp thông tin chuyên môn và góc nhìn đáng tin cậy từ những người có tầm ảnh hưởng.
5 Bài viết PR chính quan và khách luận: Loại bài viết này tập trung vào việc thể hiện quan điểm, ý kiến hoặc lời khen ngợi về một vấn đề, sự kiện hoặc sản phẩm. Bài PR chính quan thường chứa thông tin chi tiết và sự phân tích, trong khi bài viết PR khách luận nhấn mạnh vào quan điểm cá nhân và sự thúc đẩy cho một ý kiến hay hành động cụ thể.
Các dạng bài PR trên đều có mục tiêu quảng bá, tạo sự quan tâm và tương tác tích cực từ công chúng và phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, cách tiếp cận và nội dung của mỗi loại bài viết PR có thể khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu và yêu cầu của chiến dịch PR cụ thể.
Chúng ta đã thấy, Viết bài PR báo chí là một nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực quan hệ công chúng, nhằm xây dựng hình ảnh tích cực và tăng cường quảng bá cho tổ chức, doanh nghiệp hoặc thương hiệu. Viết bài PR báo chí đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh thần sáng tạo và tư duy chiến lược. Bằng cách áp dụng các kỹ năng và nguyên tắc, chúng ta có thể tạo ra những bài viết PR đáng chú ý và thành công trong việc lan truyền thông điệp của tổ chức hoặc thương hiệu.
THÔNG TIN LIÊN HỆ CỦA NGÂN ANH MARKETING:
Điện thoại : 0975269979
Email : ngananhmarketing@gmail.com
Cơ sở 1 : số 5 Phố Thọ Tháp, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở 2 : tầng 2, số 6 Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, Hà Nội
Fanpage : https://www.facebook.com/Ngananhmarketing